Truyền thông với đời sống đạo
  • 08/07/2017
  • Quản trị

Truyền thông với đời sống đạo

Cùng với xu thế chung của xã hội, mạng lưới truyền thông Công giáo đang ngày một phát triển rộng khắp tạo nên sự nối kết mạnh mẽ trong cộng đồng Kitô hữu. Nhiều người cũng mong ước công cụ hiện đại này thực sự hữu ích cho đời sống đạo và công cuộc loan báo Tin Mừng.

 

CHỌN LỌC VÀ SỬ DỤNG NGHIÊM TÚC

Lm Đaminh Đinh Văn Vãng (Chánh xứ Sao Mai - TGP.TPHCM) : Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sinh hoạt tại giáo xứ tôi. Theo thông lệ, từng gia đình sẽ được nhận bản tin mỗi tháng, trong đó ghi rõ thông tin cần thiết về các ngày lễ, lịch phụng vụ, phần chia sẻ Lời Chúa. Hằng tuần, cuối nhà thờ cũng có bản tin vắn, cập nhật tin tức sinh hoạt trong các hội đoàn và trong giáo phận. Bây giờ, khi mọi thứ đã trở nên hiện đại các thành viên trong giáo xứ còn chia sẻ thông tin với nhau qua facebook, zalo... Mỗi khi có sự kiện, chỉ cần cập nhật bài viết hoặc hình ảnh thì cả nhóm đều biết, rất thuận lợi. Nói chung, sự đa dạng về các hình thức truyền thông góp phần tích cực đến hoạt động nhà đạo, giúp giáo dân liên kết với nhau, xứ đạo này kết nối với xứ đạo khác. Song, mỗi người cũng cần chọn lọc và sử dụng các thông tin một cách nghiêm túc.

 

MỘT NHỊP CẦU NỐI

Anh Nguyễn Đăng Quang (Ban Truyền thông GP Ban Mê Thuột) : Tôi nhớ có lần Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản - Giám mục giáo phận có nói với anh em trong Ban Truyền thông: “Tại sao tôi đi mục vụ ở xứ nào, buôn nào, làng nào người ta đều biết... Đó là nhờ truyền thông”. Điều đó cho thấy truyền thông ngày nay có một vai trò hữu ích trong đời sống đạo của người tín hữu. Dù người làm công tác truyền thông vẫn còn nhiều khó khăn như  làm việc bằng tinh thần tự nguyện, kinh phí giáo phận còn hạn hẹp nên đầu tư cho truyền thông còn hạn chế... nhưng đổi lại, chúng tôi luôn nhận được sự cổ vũ từ gia đình và sự ưu ái của các vị chủ chăn khi đi đến từng giáo xứ. Những tình cảm đó chính là chất keo giúp chúng tôi luôn gắn bó với truyền thông giáo phận Ban Mê Thuột nói riêng và Giáo hội Việt Nam nói chung.

 

LAN TỎA TINH THẦN KITÔ GIÁO

Anh Lê Minh Tuấn (Gx Hà Đông - TGP.TPHCM): Thời buổi công nghệ thông tin, mỗi giáo xứ nên có một ban truyền thông và lập một trang web riêng của xứ đạo mình để cập nhật những thông tin, các hoạt động, kèm theo hình ảnh, cho nhiều người cùng biết. Như vậy hình ảnh của giáo xứ sẽ được quảng bá rộng rãi, góp phần làm cho đời sống thiêng liêng của người Công giáo trở nên hăng hái hơn.  Các bạn trẻ nhìn vào đó cũng ý thức được mình  là thành viên của giáo xứ và cần phải góp phần thúc đẩy cho sự thăng tiến của họ đạo. Ngày nay, hầu như bạn trẻ nào cũng có một tài khoản facebook, qua đó nhiều bạn trẻ Công giáo chia sẻ những thông tin như trong Năm Thánh Lòng Thương Xót làm sao để được lãnh ơn toàn xá, hay những bài giảng của các linh mục, những bài nhạc thánh ca... Những điều này rất hữu ích, góp phần lan tỏa tinh thần Kitô giáo đến với mọi người.

 

QUA BÁO CÔNG GIÁO VÀ DÂN TỘC

Bà Phạm Thị Hiền (Gx Đaminh - GP Xuân Lộc) : Tôi thường cập nhật những tin tức về đời sống đạo, đời sống Giáo hội qua báo CGvDT mỗi tuần. Chính nhờ vậy mà tôi được biết thêm về nhiều hội đoàn, nhiều người đang sống Lời Chúa bằng hành động cụ thể mỗi ngày và điều đó cũng giúp tôi thêm hăng hái tham gia công việc chung hay những chương trình bác ái cùng với các thành viên khác trong họ đạo. Chúng tôi cũng giới thiệu cho nhau và cho người khác về tờ báo, đôi khi cũng thảo luận về một vài tin tức mà mình đã đọc và hình như tờ báo đã thành mối dây liên kết đem chúng tôi đến gần nhau hơn.

 

CẦN THIẾT CHO ĐỜI SỐNG ĐẠO CÁ NHÂN

Anh Nguyễn Gia Bảo (Gx Thánh Tâm - GP Xuân Lộc) : Những tin tức mà tôi thường lưu ý là những bài viết về Đức Thánh  Cha, hay về các hoạt động bác ái xã hội tại các giáo xứ nghèo ở khắp nơi. Song tôi nhận thấy dường như vẫn chưa có nhiều người, đặc biệt là người trẻ quan tâm đúng mức đến các thông tin xoay quanh nhịp sống của xứ đạo hoặc Giáo hội. Có thể vì họ quá bận rộn hay chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc nắm bắt rõ ràng những gì xảy ra trong Giáo hội, từ đó dẫn đến sự thờ ơ, lãnh đạm. Chính vì vậy cần có những đổi mới về hình thức trình bày và cập nhật tin tức thường xuyên, giúp người giáo dân ý thức được sự cần thiết của thông tin Công giáo cũng như có thể thu hút họ nhiều hơn.

 

CẦN SỰ TƯƠNG TÁC

Anh Nguyễn Trọng Nghĩa (Gx Gò Mây - TGP.TPHCM): Tôi thấy mạng lưới truyền thông Công giáo hiện nay khá rộng. Mỗi giáo xứ, giáo phận hầu như đều có một “kênh” riêng như website, facebook... để truyền tải thông tin. Bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, chúng ta kết nối internet là có thể xem được tin tức Công giáo ở khắp các vùng miền. Nhiều nơi rất chú trọng đến truyền tải thông tin qua facebook, vì đây là một nơi tập trung nhiều người trẻ. Tuy nhiên, việc truyền tải thông tin hiện nay đa số chỉ có một chiều, tức là bên đăng bài chưa có sự tương tác với người đọc. Nếu có, tôi tin truyền thông Công giáo sẽ còn thu hút được nhiều người hơn nữa.

(Theo Báo Công giáo & Dân tôc)

Nhờ những tiến bộ về  công  nghệ, việc tiếp  cận  các  phương  tiện  truyền  thông  giúp cho biết bao người có thể  chia sẻ thông tin tức thời và phổ biến rộng rãi. Những tin tức ấy có thể tốt hay xấu, đúng hay sai. Các Kitô hữu đầu tiên đã ví tâm trí con người như chiếc cối xay liên tục; cối xay ấy phải xác định sẽ xay cái gì: lúa tốt hay cỏ lùng. Tâm trí chúng ta luôn phải “xay”, nhưng nhiệm vụ của chúng ta là lựa chọn cái gì để xay (x. Thánh Gioan Cassian, Thư gửi Leontius).

Tôi muốn gởi sứ điệp này đến tất cả những ai, trong công việc chuyên môn của mình hoặc trong các mối tương quan cá nhân, giống như những chiếc máy xay ấy, hằng ngày “xay ra” những thông tin để cung cấp lương thực bổ dưỡng cho những người mà họ giao tiếp. Tôi muốn khuyến khích mọi người tham gia vào các loại hình truyền thông mang tính xây dựng, loại bỏ định kiến với người khác và cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, giúp mọi người chúng ta nhìn thế giới xung quanh một cách thực tế và đầy tin tưởng.

(Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
cho ngày Thế giới Truyền thông lần thứ 51 - năm 2017)

 

LỜI CHÚA MỖI NGÀY
16/07/2022
CHỈ CÓ MỘT ĐIỀU CẦN (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 16 TNC)

CHỈ CÓ MỘT ĐIỀU CẦN (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 16 TNC)

Đọc tiếp...
09/07/2022
Ai là người thân cận (10.7.2022 – Chúa nhật 15 TN, Năm C)

Ai là người thân cận (10.7.2022 – Chúa nhật 15 TN, Năm C)

Đọc tiếp...
02/07/2022
Xatan từ trời sa xuống (03.7.2022 Chúa Nhật 14 TN Năm C)

Xatan từ trời sa xuống (03.7.2022 Chúa Nhật 14 TN Năm C)

Đọc tiếp...
29/06/2022
Anh là tảng đá (29.6.2022 – Thứ Tư- Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô tông đồ)

Anh là tảng đá (29.6.2022 – Thứ Tư- Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô tông đồ)

Đọc tiếp...
25/06/2022
Trước đã (26.6.2022 – Chúa Nhật 13 TN năm C)

Trước đã (26.6.2022 – Chúa Nhật 13 TN năm C)

Đọc tiếp...
18/06/2022
Ngài cầm bánh bẻ ra - (19.6.2022 Chúa Nhật 12 TN - Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)

Ngài cầm bánh bẻ ra - (19.6.2022 Chúa Nhật 12 TN - Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)

Đọc tiếp...
12/06/2022
Dẫn tới sự thật toàn vẹn (12.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi, Năm C)

Dẫn tới sự thật toàn vẹn (12.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi, Năm C)

Đọc tiếp...
04/06/2022
Hãy nhận lấy Thánh Thần (05.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống)

Hãy nhận lấy Thánh Thần (05.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống)

Đọc tiếp...
21/05/2022
Đến và ở lại (22.5.2022 – Chúa Nhật 6 Phục Sinh)

Đến và ở lại (22.5.2022 – Chúa Nhật 6 Phục Sinh)

Đọc tiếp...
14/05/2022
Điều Răn Mới (15.5.2022 – Chúa Nhật Tuần 5 Phục Sinh)

Điều Răn Mới (15.5.2022 – Chúa Nhật Tuần 5 Phục Sinh)

Đọc tiếp...
Thống kê truy cập
  • ĐANG ONLINE : 0
  • TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 236932