Họ đạo gốc Bắc giữa lòng phương Nam
  • 15/06/2017
  • Quản trị

Họ đạo gốc Bắc giữa lòng phương Nam

Nằm tại xã An Hiệp (huyện Châu Thành, Bến Tre), giáo xứ An Hiệp là một trong những họ đạo khá đặc biệt tại giáo phận Vĩnh Long. Đặc biệt ở chỗ, giữa giáo phận miền Nam lại “lọt thỏm” một xứ Bắc chính hiệu. Trải qua thời gian hơn 60 năm hình thành, An Hiệp vẫn đang ngày một phát triển và duy trì truyền thống tốt đẹp vốn có từ cha ông.

 

Nét chấm phá riêng biệt 

Từ ngoài lộ lớn, con đường nhỏ dẫn vào nhà thờ trải kín những hàng cây che bóng mát; lối ngõ bằng phẳng, sạch đẹp, thoảng mùi hoa sữa phảng phất níu kéo khách phương xa. Cũng cái khung cảnh chân chất, mộc mạc, đậm chất quê ấy còn tạo cho người ta cái cảm giác thư thái nhẹ nhõm đến lạ thường.

Nằm dọc hai bên đường là những dãy nhà song song liền kề như trại định cư ngày xưa. Ông cố Giuse Phạm Văn Tình, người đã theo đoàn di cư lúc được 17 tuổi kể lại: Sau khi rời rạch Đốc Vàng (nay là xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - điểm dừng chân đầu tiên khi đoàn người mới từ miền Bắc xuôi Nam) về đây, cha Antôn Phạm Bá Nha cùng với các cộng sự viên đã lược thảo kế hoạch biến vùng đất trước là cánh đồng hoang vu, sình lầy, đầy cỏ lác, lau sậy um tùm để quy hoạch lại thành địa thế tựa như một chiếc “xương cá”. Ở đó, con đường chính chạy thẳng vào nhà thờ, hai bên chia thành 8 lô và mỗi lô gồm 15 căn nhà chạy sâu vào bên trong cho dân định cư.

Sống gần nhau thành cộng đoàn gắn kết nên ở An Hiệp không có giáo họ, cũng không chia nhỏ thành từng giáo khu. Số tín hữu trong xứ hiện có khoảng 1.500 người với đủ các hội đoàn đoàn thể. Từ năm 1988, cha Phêrô Phạm Văn Thuyết, một người con xuất thân từ họ đạo, được bài sai về coi sóc giáo xứ.

Trên miền đất mới, ngoài làm nông, người dân còn mang vào cả nghề truyền thống vốn có từ quê cũ: nghề dệt chiếu. Nhớ lại thời vàng son cách đây hơn chục năm, bà Nguyễn Thị Tươi, tuổi 70, đang cặm cụi công đoạn cuối cùng để làm ra chiếc chiếu cho hay: “Hầu như cả xứ nhà nào cũng làm vì là việc phụ lúc nhàn rỗi. Thù lao từ dệt chiếu không cao, chẳng thể làm giàu nhưng nó giúp cho bữa cơm canh gia đình bớt đạm bạc, con cái có thể an tâm đến trường…”. Còn giờ đây, khi nệm êm, chiếu trúc, chiếu tre, chiếu công nghiệp ra đời thì chiếu cói An Hiệp không thể cạnh tranh nên dần mai một, chỉ còn lẻ loi sót lại vài ba gia đình. Nhưng đổi lại, khu công nghiệp An Hiệp gần đó mở cửa đã giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm con người trong xứ với mức thu nhập cao hơn làm chiếu. Nhờ có việc ổn định, cộng đức tính cần cù, chịu khó, biết tích góp dành dụm nên đời sống bà con trong xứ đã thoải mái hơn nhiều so với trước.

Những con người ít ỏi còn lại gắn bó với về chiếu An Hiệp

Giáo xứ không giáo khu

Việc sống cạnh nhau liền kề khiến cho nhiều gia đình khó tránh khỏi vấn đề dễ mích lòng trong cuộc sống thường ngày, tuy nhiên, đó chỉ là chuyện “lâu năm mới gặp một”, trong khi ở gần, mọi người có nhau lúc tối lửa tắt đèn, kề cạnh nâng đỡ khi khó khăn hay ma chay cưới hỏi... Đặc biệt mỗi tối, cứ từng lô 15 gia đình luân phiên theo từng nhà, quy tụ đọc kinh liên gia, không chỉ để dâng lời kinh, tiếng hát mà còn thắt chặt thêm tình thân, tạo sự gắn bó cộng đoàn, bỏ qua mối bất hòa trong khu xóm. Còn về mặt tổ chức hành chánh, cứ hai lô gộp lại thành một tổ nhân dân tự quản, mọi người cùng dắt dìu nhau đi lên nên An Hiệp là địa phương đầu tiên trong toàn tỉnh Bến Tre đạt danh hiệu xã văn hóa.

Nhắc đến họ đạo, không thể bỏ qua vườn hoa ơn gọi. Dù nằm heo hút nơi miền quê xa nhưng mảnh đất này đã đóng góp cho Giáo hội Việt Nam 10 linh mục, khoảng 40 tu sĩ nam nữ, chưa kể đến số Đại chủng sinh, dự tu… đang tu học trong các chủng viện, nhà dòng. An Hiệp vì thế trở thành một trong các nôi ơn gọi của giáo phận Vĩnh Long. Bên cạnh giáo dục con cái trong đời sống tu đức, các gia đình cũng chú tâm hướng lớp trẻ chăm lo chuyện học vấn nên trong xứ hiện nay có nhiều người là tiến sĩ, thạc sĩ, còn số tốt nghiệp đại học khá đông. Họ chính là những chiếc cầu nối giúp xây dựng quê hương ngày phát triển.

Mỗi giờ kinh liên gia luôn quy tụ nhiều thành phần cùng tham gia

Để chăm lo cho cuộc sống của giáo dân, các vị chủ chăn cũng luôn ra sức đồng hành. Khác với nhiều nơi khác trong tỉnh Bến Tre thường phải chịu cảnh thiếu nước ngọt do mặn xâm nhập, ở đây từ 20 năm nay, nguồn nước sạch đã về tận từng nhà. Đây là công trình do cha sở Phêrô Phạm Văn Thuyết xây dựng sau khi thấy bà con vất vả ngày ngày chờ nước thủy triều lên rồi múc vào chum, đợi đến khi lắng phèn mới dám mang ra xài. Khoảng 10 năm nay, cha còn đầu tư hệ thống nước đóng bình để mọi người sử dụng trong ăn uống. Với nước sinh hoạt, giáo xứ chỉ thu với mức giá 4500 đồng/khối, nước bình là 5000đ/bình. Tất cả dành vào việc trả tiền nhân công và duy tu hệ thống. Các gia đình vừa được sử dụng nguồn nước rẻ, lại vừa bảo đảm vệ sinh. Nhiều người khi được hỏi đã hồ hởi: “Có nước sạch, cuộc sống trở nên thoải mái hơn hẳn”.

*

Chiều về, lớp trẻ kéo nhau đến nhà thờ vui chơi thể thao, người già thì tản bộ, thể dục dưỡng sinh. Khuôn viên nhà thờ không chỉ trở thành không gian chung cho tất cả mà còn từng ngày vun đắp yêu thương, ấp ủ lý tưởng cho những thế hệ kế cận.

 

Năm 1955, sau khi rời Đốc Vàng - Long Xuyên, cố linh mục Antôn Phạm Bá Nha cùng khoảng 1300 giáo dân gốc Phúc Hải, Hiếu Thuận, Phúc Nhạc, Như Sơn, Quần Triêm (thuộc GP Phát Diệm, Bùi Chu) đến định cư nơi vùng đất này. Mọi người phát cỏ, đốn cây, san lấp mặt bằng, phân chia đất làm khu thánh đường, nhà xứ, khu dân cư trên diện tích rộng 10 hecta.

Nhà thờ đầu tiên bằng cây lá đơn sơ được dựng lên năm 1958. Đến 1970, cha Antôn cho xây lại bằng vật liệu bán kiên cố. Năm 1998, các cơ sở xuống cấp trầm trọng, cha phụ trách họ đạo Phêrô Phạm Văn Thuyết, dưới sự hỗ trợ của cha Phaolô Khổng Đức Ý - chánh sở Thành Triệu gần đó - đã cho tôn tạo lại nhà thờ, nhà xứ khang trang. Trải qua thời gian, nhận thấy nhà thờ cũ không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nên ngày 24.3.2012, giáo xứ cử hành lễ đặt viên đá đầu tiên. Và 4 năm sau đó, ngày 22.6.2016, Đức cha Phêrô Huỳnh Văn Hai đã đến dâng thánh lễ cung hiến ngôi thánh đường thứ 3 của giáo xứ.

 

ĐÌNH QUÝ

(Theo Báo Công giáo và dân tộc)

LỜI CHÚA MỖI NGÀY
16/07/2022
CHỈ CÓ MỘT ĐIỀU CẦN (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 16 TNC)

CHỈ CÓ MỘT ĐIỀU CẦN (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 16 TNC)

Đọc tiếp...
09/07/2022
Ai là người thân cận (10.7.2022 – Chúa nhật 15 TN, Năm C)

Ai là người thân cận (10.7.2022 – Chúa nhật 15 TN, Năm C)

Đọc tiếp...
02/07/2022
Xatan từ trời sa xuống (03.7.2022 Chúa Nhật 14 TN Năm C)

Xatan từ trời sa xuống (03.7.2022 Chúa Nhật 14 TN Năm C)

Đọc tiếp...
29/06/2022
Anh là tảng đá (29.6.2022 – Thứ Tư- Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô tông đồ)

Anh là tảng đá (29.6.2022 – Thứ Tư- Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô tông đồ)

Đọc tiếp...
25/06/2022
Trước đã (26.6.2022 – Chúa Nhật 13 TN năm C)

Trước đã (26.6.2022 – Chúa Nhật 13 TN năm C)

Đọc tiếp...
18/06/2022
Ngài cầm bánh bẻ ra - (19.6.2022 Chúa Nhật 12 TN - Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)

Ngài cầm bánh bẻ ra - (19.6.2022 Chúa Nhật 12 TN - Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)

Đọc tiếp...
12/06/2022
Dẫn tới sự thật toàn vẹn (12.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi, Năm C)

Dẫn tới sự thật toàn vẹn (12.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi, Năm C)

Đọc tiếp...
04/06/2022
Hãy nhận lấy Thánh Thần (05.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống)

Hãy nhận lấy Thánh Thần (05.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống)

Đọc tiếp...
21/05/2022
Đến và ở lại (22.5.2022 – Chúa Nhật 6 Phục Sinh)

Đến và ở lại (22.5.2022 – Chúa Nhật 6 Phục Sinh)

Đọc tiếp...
14/05/2022
Điều Răn Mới (15.5.2022 – Chúa Nhật Tuần 5 Phục Sinh)

Điều Răn Mới (15.5.2022 – Chúa Nhật Tuần 5 Phục Sinh)

Đọc tiếp...
Thống kê truy cập
  • ĐANG ONLINE : 0
  • TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 236932