BỮA ĂN THIÊNG LIÊNG - THỨ NĂM 29.7.2021
  • 29/07/2021
  • Quản trị

       BỮA ĂN THIÊNG LIÊNG - THỨ NĂM 29.7.2021

   Quý Ông Bà Anh Chị Em thân mến!

          Hôm nay, chúng ta cùng với Giáo Hội mừng kính thánh nữ Marta. Vì thế, trong tâm tình hiệp thông, chúng ta hãy cùng tạ ơn Chúa và gửi lời chúc mừng tốt đẹp đến những ai đã nhận thánh Marta làm quan thầy. Kế đó, chúng ta hãy cầu nguyện cho chính mình: biết sống niềm tin bằng việc hy sinh phục vụ như thánh Marta. Hầu nhờ đó, qua đời sống của chúng ta, tha nhân sẽ cảm nhận được tình thương của Chúa luôn dành cho họ.         

          Tin Mừng: Ga 11, 19-27

          Khi ấy, nhiều người Do Thái đến chia buồn với hai cô Mácta và Maria, vì em các cô là Ladarô mới qua đời. Vừa được tin Đức Giêsu đến, cô Mácta liền ra đón Người. Còn cô Maria thì ngồi ở nhà. Cô Mácta nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy.” Đức Giêsu nói: “Em chị sẽ sống lại!” Cô Mácta thưa : “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết.” Đức Giêsu liền phán: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?” Cô Mácta đáp: “Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.”

Đó là Lời Chúa!

          Tin Mừng hôm nay thuật lại khung cảnh tang chế tại một gia đình ở làng Bêtania. Trong khung cảnh đau buồn này có ba chủ đề đáng để chúng ta suy gẫm:

          1. Cái chết của Lazarô

          Dựa vào kinh nghiệm, chúng ta có thể mường tượng ra hình ảnh của Lazarô trong lúc này: toàn thân bất động, nhắm mắt, gương mặt không có khí sắc, tất cả các cơ quan trong cơ thể đã ngừng hoạt động. Với những biểu hiện lâm sàng như vậy, thì quá dễ để đưa ra kết luận: Lazarô đã chết. Người thân của Lazarô nói riêng, và tất cả chúng ta nói chung, dù khó khăn, nhưng vẫn có thể chấp nhận được thực tế bi thương này: người chết đã chết. Đây là điều bình thường, bởi cái chết là quy luật của kiếp người.

          Thế nhưng, thật là khó chấp nhận khi nhìn vào hiện trạng xã hội: có một số người, tuy thân xác vẫn sống, nhưng tâm hồn của họ lại chết. Đây là điều bất thường! Những người này là ai? Xin thưa, họ là những người tận dụng dịch Covid đang lan tràn để “đầu cơ tích trữ”, “ăn lời cắt cổ”, “đàn áp dân đen” và “bức người yếu thế”. Họ là những người “hút máu đồng bào”, hút lấy sự sống của người khác để dung dưỡng cho chính bản thân mình. Và đặc biệt, họ còn là những người “rụng hết răng”, nên lương tâm không còn khả năng để cắn rứt. Những người này, nhìn thì có vẻ là đang sống, nhưng kỳ thực là họ đã chết. Thật buồn, khi trong xã hội lại có quá nhiều người như thế!

          Suy gẫm: Tâm hồn tôi còn sống hay đã chết? Lương tâm của tôi còn răng không? Trong nhóm người vừa kể trên, tôi là ai?

          2. Niềm tin của Marta

          Xen lẫn khung cảnh tang thương bởi cái chết của Lazarô, thánh Gioan đã thuật lại ba hành động rất đẹp của Marta:

          - Đón Chúa: mặc dù đang khoác chiếc áo tang, mặc dù nước mắt đang giàn giụa, nhưng khi vừa hay tin Đức Giêsu đến, Marta đã lập tức đi ra đón Người. Điều này chứng tỏ: dù hoàn cảnh cuộc đời có như thế nào, thì đối với Marta, Đức Giêsu vẫn luôn có một vị trí rất quan trọng. Đức Giêsu là tất cả đối với chị. Ưu tiên hàng đầu của chị luôn là Đức Giêsu. Marta là như vậy, còn mỗi người chúng ta thì sao?

          - Cầu nguyện: vừa gặp Đức Giêsu, Marta liền đối thoại với Ngài rất thân tình. Chị nói cho Đức Giêsu nghe tất cả những nỗi lòng, tất cả những gì mà chị ước mong. Cầu nguyện chỉ đơn giản như thế: tâm sự với Chúa một cách tự nhiên, không e dè, không sáo rỗng. Marta là như vậy, còn mỗi người chúng thì sao?

          - Chứng nhân: dẫu tâm hồn đang héo hắt vì sự ra đi của Lazarô, dẫu xung quanh có rất nhiều người đang hiện diện, thế nhưng Marta vẫn mạnh mẽ tuyên xưng: “Con tin Ngài là Đức Kitô_ Con Thiên Chúa hằng sống”. Với lời tuyên xưng này, Marta đã làm bật lên vẻ đẹp của một chứng nhân: luôn nói về Chúa và làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh và trước mọi con người. Marta là như vậy, còn mỗi người chúng ta thì sao?                              

          Suy gẫm: Trong bối cảnh khủng hoảng bởi cơn đại dịch virút Corona, đâu là những hành động cụ thể mà tôi đã làm cho Chúa và tha nhân để chứng tỏ niềm tin của mình? Đã có ai nhận ra Chúa ngang qua đời sống của tôi chưa?

          3. Sự thăm viếng của Đức Giêsu

          Với tư cách là con người, Đức Giêsu đã đến viếng thăm những người bạn của Ngài. Ngài đến để nhìn Lazarô lần cuối. Ngài đến để san sẻ nỗi đau với Marta và Maria. Sự thăm viếng này của Đức Giêsu đã làm bật lên hai chữ “đức mến”. Để rồi từ đó, Ngài mời gọi chúng ta cũng hãy bắt chước Ngài mà sống y như vậy: biết quan tâm và chia sẻ với nỗi đau của người khác.

          Với tư cách là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu còn đến để ban ơn phục sinh: phục sinh sự sống, phục sinh phẩm giá, phục sinh tâm hồn. Ngài đến không chỉ để ban ơn phục sinh cho một mình Lazarô, nhưng còn cho tất cả những ai tin vào Ngài. Như vậy, đức tin là điều kiện quan trọng nhất để được lãnh nhận ơn phục sinh. Hiểu được điều này, mời chúng ta hãy vun bồi và làm mới lại đức tin của mình mỗi ngày. Để rồi từ đó, chúng ta biết đem chính đức tin ấy chia sẻ với tha nhân, hầu giúp họ cũng được đón nhận ơn phục sinh giống như chúng ta.

          Cụ thể: trong những ngày giãn cách xã hội, các thành viên trong gia đình hãy biết để chia sẻ niềm tin với nhau ngang qua việc cầu nguyện chung. Chia sẻ niềm tin để làm sống lại mối tương quan giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Chia sẻ niềm tin để phục hồi những giá trị của đời sống gia đình. Khi biết tận dụng khoảng thời gian này để làm việc đó, chắc chắn gia đình của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.

          Suy gẫm: Kiến tạo niềm vui là một trong những cách làm cho ơn phục sinh được biểu lộ. Vậy, hãy cố gắng làm một điều gì đó để những người xung quanh tôi được nở nụ cười.

Cha Đôminicô Trương Nhựt Thiện

 

LỜI CHÚA MỖI NGÀY
16/07/2022
CHỈ CÓ MỘT ĐIỀU CẦN (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 16 TNC)

CHỈ CÓ MỘT ĐIỀU CẦN (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 16 TNC)

Đọc tiếp...
09/07/2022
Ai là người thân cận (10.7.2022 – Chúa nhật 15 TN, Năm C)

Ai là người thân cận (10.7.2022 – Chúa nhật 15 TN, Năm C)

Đọc tiếp...
02/07/2022
Xatan từ trời sa xuống (03.7.2022 Chúa Nhật 14 TN Năm C)

Xatan từ trời sa xuống (03.7.2022 Chúa Nhật 14 TN Năm C)

Đọc tiếp...
29/06/2022
Anh là tảng đá (29.6.2022 – Thứ Tư- Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô tông đồ)

Anh là tảng đá (29.6.2022 – Thứ Tư- Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô tông đồ)

Đọc tiếp...
25/06/2022
Trước đã (26.6.2022 – Chúa Nhật 13 TN năm C)

Trước đã (26.6.2022 – Chúa Nhật 13 TN năm C)

Đọc tiếp...
18/06/2022
Ngài cầm bánh bẻ ra - (19.6.2022 Chúa Nhật 12 TN - Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)

Ngài cầm bánh bẻ ra - (19.6.2022 Chúa Nhật 12 TN - Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô)

Đọc tiếp...
12/06/2022
Dẫn tới sự thật toàn vẹn (12.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi, Năm C)

Dẫn tới sự thật toàn vẹn (12.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi, Năm C)

Đọc tiếp...
04/06/2022
Hãy nhận lấy Thánh Thần (05.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống)

Hãy nhận lấy Thánh Thần (05.6.2022 – Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống)

Đọc tiếp...
21/05/2022
Đến và ở lại (22.5.2022 – Chúa Nhật 6 Phục Sinh)

Đến và ở lại (22.5.2022 – Chúa Nhật 6 Phục Sinh)

Đọc tiếp...
14/05/2022
Điều Răn Mới (15.5.2022 – Chúa Nhật Tuần 5 Phục Sinh)

Điều Răn Mới (15.5.2022 – Chúa Nhật Tuần 5 Phục Sinh)

Đọc tiếp...
Thống kê truy cập
  • ĐANG ONLINE : 0
  • TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 236932